Audrey Wang: GPA 4.2 - Học Sinh Xuất Sắc với Bảng điểm toàn A, Chia Sẻ Bí Quyết Học Tập Nghệ Thuật và Khoa Học
Audrey Wang đến từ Trịnh Trâu, Trung Quốc, với mái tóc dài nhuộm màu gradient đẹp mắt, tôn lên vẻ ngoài phong cách và khí chất mạnh mẽ. Không chỉ là vẻ bề ngoài mà còn là sự tự tin đến từ bên trong.
Tại lớp 11, em có GPA đạt 4.2 và khả năng học tập xuất sắc. Audrey là một trong những cô gái nỗ lực hết sức và vừa tài năng vừa cuốn hút.
1. Quản lý thời gian: bạn đã lên danh sách những việc cần làm đúng cách chưa
Audrey được biết đến là người lên kế hoạch rất thực tế đặc biệt là những chuyện liên quan đến việc học.
Khi được hỏi về yếu tố quan trọng nhất giúp em đạt được kết quả tốt, Audrey không liệt kê những phương pháp học tập to lớn mà ngay lập tức cười và nói: “Đó là việc dậy sớm và ngủ muộn. Em thức dậy lúc 6:00 sáng và đi ngủ vào lúc khuya.” Có lẽ mọi người đã nghe đến những huyền thoại về “Tinh thần Hengshui” trong kỳ thi Đại học hay câu chuyện về thư viện Harvard lúc 4:00 sáng.
Ngoài tinh thần làm việc chăm chỉ, em còn cần một bộ phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Thực tế, không ai lười biếng hay kém thông minh, nhưng nếu bản thân muốn nổi bật giữa nhiều học sinh xuất sắc tại SMOA, em cần phải làm việc thật chăm chỉ và hiệu quả. Khi nói đến hiệu quả, thực ra có hai khoảng thời gian rất quan trọng: trong lớp học và ngoài lớp học.
Sự kết hợp giữa sự tự chủ của Audrey và phương pháp giảng dạy của SMOA tạo nên hiệu quả trong lớp học
“Không được ngủ gật trong lớp, bạn thậm chí không thể sao lãng dù chỉ một giây,” Audrey chia sẻ. “Vì các bài giảng được dạy bằng tiếng Anh, nếu bạn không chú ý, có thể sẽ không theo kịp, nên lúc nào cũng phải chú ý bài giảng của giáo viên. Hơn nữa, phương pháp giảng dạy của các thầy cô SMOA đặc trưng bởi việc truyền tải nhiều thông tin trong thời gian ngắn một cách có hệ thống và hiệu quả Vì vậy, rất nên tránh việc bị phân tâm và luôn luôn phải duy trì sự tập trung.
Không chỉ việc lắng nghe bài giảng, việc thảo luận nhóm và tương tác giữa giáo viên và học sinh trong lớp cũng là những yếu tố chính để nâng cao hiệu quả học tập. Trong cùng một khoảng thời gian, nếu học sinh lắng nghe bài học một cách hiệu quả, năng lực học tập sẽ được cải thiện.
Về quản lý thời gian sau giờ học, Audrey cho rằng hai yếu tố cốt lõi là: lập kế hoạch tốt và kiểm soát điện thoại.
Danh sách việc cần làm không còn xa lạ với chúng ta, và đối với Audrey, đó là một trong những cách quan trọng nhất để quản lý thời gian hiệu quả.
“Học trung học Mỹ rất khác với giáo dục trong nước, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tự học cao, vì vậy chúng ta cần lập ra những việc muốn làm trong tuần cũng như hàng ngày, tạo danh sách việc cần làm, và xác định rõ ràng mỗi việc và thời gian hoàn thành. Điều này không chỉ giúp tổ chức tốt hơn mà còn hiệu quả hơn rất nhiều. Với mục tiêu rõ ràng và kế hoạch cụ thể, việc thực hiện sẽ tự nhiên được cải thiện. Nhưng cũng cần có kỹ năng, danh sách việc cần làm phải kết hợp với khả năng thực tế của bản thân, không thể liệt kê quá nhiều việc, hoặc không thể hoàn thành sẽ dẫn đến hiện tượng ‘lập kế hoạch giả’, không có tác dụng thực tế.” Audrey chia sẻ.
Điểm thứ hai, kiểm soát điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác. Điều này thực ra rất dễ hiểu, nhưng nó thực sự là một trở ngại lớn trong quản lý thời gian.
“Trước hết, đừng lấy điện thoại ra nếu bạn có thể đi ngủ sớm vào buổi tối khi còn đủ thời gian để hoàn thành bài tập. Thiết bị điện tử gây nghiện hơn và một khi bạn cầm chúng lên ít nhất đã mất nửa tiếng. Em cũng đã tải xuống một số phần mềm có thể giúp học sinh quản lý việc sử dụng điện thoại di động, chẳng hạn như Forest và Tomato Timer. Bạn có thể trải nghiệm thử! Forest thú vị hơn, nó kết hợp giữa trò chơi và quản lý thời gian, nếu bạn không tắt điện thoại trong thời gian quy định, cây sẽ chết. Nếu không muốn cây chết, hãy bỏ điện thoại xuống sớm hơn.” Audrey nói.
2. Nghiên cứu Khoa học Nhân văn: Liệu chúng ta đã biết cách đọc nhiều và tư duy phản biện chưa
Tại các trường trung học Mỹ, phương pháp học tập giữa các môn Nhân văn và Khoa học có sự khác biệt rõ rệt. Audrey chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình giữa hai nhóm môn học này một cách chi tiết như sau.
Em tin rằng đối với các môn Nhân văn, việc đọc nhiều và kỹ năng tư duy phản biện là những yếu tố quan trọng nhất hoặc là phương pháp học tập quan trọng nhất.
Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện
“Trong các môn học về Khoa học Nhân văn ở trường trung học Mỹ, bài tập phổ biến nhất là viết luận. Vậy làm thế nào để viết một bài luận tốt? Điều này đòi hỏi phải đọc nhiều và có kỹ năng tư duy phản biện. Ví dụ, trong môn lịch sử, chúng ta không thể chỉ đạt điểm cao bằng cách ghi nhớ sách vở. Thay vào đó, cần mở rộng kiến thức ngoài lớp học và so sánh cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc về các mốc thời gian lịch sử. Hãy suy nghĩ về mối liên hệ giữa một sự kiện lịch sử cụ thể hoặc nhiều sự kiện lịch sử, và thậm chí cân nhắc xem một sự kiện lịch sử cụ thể có bài học gì cho xã hội hiện đại.” Audrey chia sẻ.
Đọc nhiều
Tại SMOA, đối với các môn học Nhân văn như Lịch sử, Tiếng Anh và Văn học, giáo viên thường giao bài tập đọc sách hoặc xem tài liệu video. Sau khi hoàn thành các tài liệu này, hoc sinh sẽ viết một bài luận liên quan. Audrey chia sẻ, “Có lẽ em sẽ phải dành ít nhất ba hoặc bốn giờ mỗi tuần để đọc. Em thường dành một khoảng thời gian nhất định để tập trung vào việc đọc nhằm tránh bị gián đoạn và quay lại lớp học một cách không hiệu quả. Kỹ năng bỏ qua cũng rất quan trọng giúp em đọc được nhiều tài liệu nhanh chóng. Em sẽ đánh dấu các phần quan trọng khi đọc, chẳng hạn như đối thoại của nhân vật chứa nhiều thông tin cần chú ý và mô tả cảnh vật để có thể bỏ qua.”
Cách Diễn Đạt
Khi viết luận, Audrey chia sẻ hai mẹo quan trọng. Thứ nhất là đọc tài liệu và hình thành quan điểm riêng. Thứ hai là viết bài luận giúp cho người đọc ngay cả khi không biết gì về chủ đề cũng có thể hiểu và đồng ý. “Nếu em có một quan điểm mà ngay cả đối tượng không biết gì về vấn đề cũng có thể đọc và đồng ý, thì đó là một thành công. Đây là một kỹ năng trình bày quan trọng trong các môn Nhân văn.” Audrey cho biết.
3. Nghiên cứu Khoa học: Youtube hiệu quả hơn là làm vô số bài tập
Các phương pháp học tập cho các môn Khoa học khác biệt khá nhiều so với các môn Nhân văn. Audrey chia sẻ phương pháp học tập của bả thân từ ba khía cạnh: trước, trong và sau giờ lên lớp.
Trước buổi học: Chú ý các từ vựng học thuật
Đối với học sinh quốc tế, từ vựng là một điểm yếu lớn và từ vựng học thuật là điểm yếu lớn nhất trong số đó. Nếu không nắm vững từ vựng học thuật, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc phản ứng nhanh, theo kịp bài học và hiểu nội dung trong lớp. Vì vậy, Audrey luôn chuẩn bị trước cho các môn học như Giải tích, Sinh học và các môn Khoa học khác bằng cách học trước, đặc biệt là từ vựng học thuật và ghi nhớ chúng. Điều này giúp em không bị bỡ ngỡ vì không biết từ ngữ và có thể hiểu được nội dung bài học trong lớp.
Trong buổi học: Lắng nghe các ví dụ
Audrey tin rằng trong các môn Khoa học, điều quan trọng nhất trong lớp là hiểu rõ các bài toán ví dụ. Khi nắm vững các ví dụ, chúng ta sẽ có thể ghi nhớ kiến thức và học cách áp dụng chúng. “Em không thích làm một số lượng lớn bài tập trong khi bản thân chưa nắm vững được nội dung cốt lõi, điều này chẳng có ích gì. Tốt hơn là nghe giảng một lần trên lớp và sau đó áp dụng vào bài tập về nhà. Trong các ví dụ, giáo viên sẽ giải thích rõ ràng các điểm kiến thức và các bước thực tế giúp chúng ta học cách áp dụng, nên việc học và áp dụng theo ví dụ không quá khó.”
Sau buổi học: Dành thời gian nghiên cứu thêm trên YouTube
Điều này có thể nghe có vẻ không thể tin được, nhưng ứng dụng như YouTube lại có thể trở thành công cụ học tập sau giờ học. Đây là mẹo của Audrey để củng cố kiến thức mà không cần làm quá nhiều bài tập thực hành. Em chia sẻ cách tiếp cận của mình là xem lại các ví dụ của giáo viên và áp dụng chúng vào bài tập về nhà. Nếu gặp vấn đề không rõ ràng, em sẽ tìm kiếm trên YouTube, nơi có rất nhiều video giải thích liên quan có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề. “Thực tế, đây là một trong những phương pháp học tập độc lập mà giáo viên của chúng em đã dạy, việc xác định và giải quyết vấn đề quan trọng hơn là làm vô số bài tập.” Audrey cho biết.
Ngoài ra, các lớp Khoa học tại SMOA còn có buổi hỏi đáp hàng tuần để học sinh kiểm tra và bổ sung những điểm chưa nắm vững trong tuần. Điều này giúp những học sinh không thường xuyên ôn tập và bổ sung kiến thức phát triển thói quen học tập tốt.
4. Cách biến việc học tập trở thành một trải nghiệm thú vị
Khi nhắc đến việc ôn tập, Audrey rất biết ơn các báo cáo học tập hai tuần một lần từ cô Cố vấn Học tập, Ms. Mia. Các thầy cô đóng vai trò rất quan trọng tại SMOA, giúp học sinh trong việc giao tiếp hàng ngày, hỗ trợ học tập, hỗ trợ kỹ thuật và giải quyết các vấn đề khác. “Có một lần em không thể đăng nhập vào phần mềm lớp học và lo lắng về việc bị trễ, nên khi em tìm đến Ms. Mia, cô đã nhanh chóng giúp em giải quyết.” Audrey chia sẻ, “Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên hỗ trợ chúng em xử lý các vấn đề lớn nhỏ. Và cứ hai tuần một lần, cô cũng giúp chúng em tổ chức một bộ báo cáo học tập, bao gồm điểm bài tập, hiệu suất trong lớp, phản hồi của giáo viên, v.v. cho mỗi môn học. Điều này tương đương với việc thực hiện một buổi ôn tập hai tuần một lần cho chúng em, giúp em điều chỉnh kế hoạch học tập của mình cho tuần tiếp theo một cách có mục tiêu, làm cho việc học trở nên hiệu quả và thú vị hơn bao giờ hết.”
Tất nhiên, tại SMOA, các giáo viên nước ngoài là những người đóng vai trò chính trong việc làm cho việc học trở nên thú vị. Audrey cho biết, “Em chưa bao giờ thấy giáo viên nào ở SMOA có vẻ mặt nghiêm khắc trong lớp học, tất cả các thầy cô đều rất hài hước, thân thiện và thời gian học rất vui vẻ, khiến em cảm thấy như đang ở nhà.”
Ấn tượng của Audrey là các trường Tiểu học và Trung học Cơ sở ở Trung Quốc thường gặp phải tình trạng giáo viên có tâm trạng không tốt nhưng em chưa bao giờ thấy điều đó tại SMOA. “Em chắc chắn rằng các giáo viên cũng có những lúc tâm trạng không tốt, nhưng sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với học sinh rất mạnh mẽ, nên các thầy cô luôn tạo ra một bầu không khí học tập thư giãn, vui vẻ cho học sinh. Với bầu không khí của lớp, chúng em cảm thấy việc học không bao giờ là một điều khó khan mà là một niềm vui.”
Sự rõ ràng trong mục tiêu, tư duy và khả năng thực hiện là những yếu tố then chốt giúp Audrey tiến bộ nhanh chóng và những giáo viên cùng chương trình xuất sắc của SMOA đã giúp em tăng tốc trên con đường học tập. Mục tiêu của em là Đại học Columbia và cô tin tưởng rằng mình sẽ gặt hái thành quả trong mùa tuyển sinh đại học năm 2021.